Review đồ ăn – Vũ khí marketing chiến lược cho nhà hàng

Review đồ ăn giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quan về sản phẩm/dịch vụ của nhà hàng, quán ăn. Giữa hàng trăm quán ăn, nhà hàng, khách hàng mong muốn một lời khuyên từ bạn bè hay review từ cộng động mạng để họ có thể ra quyết định đúng đắn. Đơn giản là họ cần biết món ăn/thức uống ở đó có ngon không, chất lượng phục vụ có tốt không, quán có sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? Giá cả có phù hợp không? Khác với bất cứ những cách quảng cáo khác, review đồ ăn mang lại sự tin cậy tuyệt đối với khách hàng.
1. Review đồ ăn là gì?
Với việc bùng nổ cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay thì cụm từ Review đồ ăn trở nên rất phổ biến với giới trẻ.

Review đồ ăn là cụm từ được các bạn trẻ nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây và dần trở thành xu hướng khá nóng. Hình thức review xuất hiện chủ yếu trên mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube bằng những bức ảnh đẹp, cảm nhận chân thật về món ăn. Những người đọc bài viết hoặc xem video đó cũng sẽ vì sự tò mò mà kéo nhau đến.
2. Vì sao nên review đồ ăn? Cần tận dụng như thế nào cho tốt?
Review đồ ăn là vũ khí Marketing lợi hại nhất của các quán ăn, nhà hàng. Bởi hình thức Marketing này là dựa trên chính những trải nghiệm thật của khách hàng, có độ tin tưởng cao. Người review sẽ chụp hình ảnh hoặc quay video về món ăn, nhà hàng rồi đăng những trải nghiệm, cảm xúc thật lên mạng xã hội.

3. Một số hình thức review đồ ăn hiện nay
3.1. Food Blogger
“Food Blogger” đã trở thành một khái niệm thịnh hành và có chiều hướng phát triển thành một công việc chuyên nghiệp. Đam mê ẩm thực, có con mắt nghệ thuật và văn phong lôi cuốn, các bạn trẻ nhanh chóng bước vào con đường đầy màu sắc của công việc này.

Các Food Bloggers nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến như Ninh Tito, Woossi hay Khoai Lang Thang,…

3.2. Các đối tác Review đồ ăn
Một vài cái tên nổi bật trong cộng đồng ẩm thực là Mèo Béo – Lozi, một trong những cái tên đời đầu gây sốt trên Instagram vì những bài chia sẻ rất chân thực với ngôn ngữ gần gũi. Thời gian đó, Lozi trở thành trang google về ẩm thực mà đa số giới trẻ tham khảo trước khi đi ra ngoài ăn uống. Thời gian dần qua Lozi đã dần bị thay thế bởi hai app khác đó chính là Foody.vn và JamJa. Foody và Jamja là hai người anh em cùng nhà, tuy là chung lĩnh vực nhưng 2 app lại có 2 ưu thế riêng.

Đối với Foody.vn, người dùng không chỉ có thể xem các quán ăn xung quanh mình mà còn có thể xem mức độ ưa thích, ngon của quán đó dựa vào số sao mà người dùng đánh giá. Từ đây bạn có thể lựa chọn quán ăn mà mình thích với đầy đủ thông tin về menu, giá món,… Foody.vn liên kết với Now.vn, thực khách không chỉ có thể xem quán ăn mà còn có thể đặt đồ ăn về nhà.

3.3. Các group review đồ ăn
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, việc viết bài review ẩm thực không chỉ còn đơn thuần là để chia sẻ trải nghiệm thực tế mà còn có thể “hái ra tiền”. Lúc này, họ bắt đầu nhận quảng cáo từ các nhà hàng nhiều hơn. Nhưng đồng nghĩa với đó, tính chân thực của bài viết cũng bị chi phối và khách hàng cảm thấy có chút lung lay vì nhiều khi “quảng cáo khác xa thực tế”.

Trước thực tế này, những hội review đồ ăn ra đời như “Hội review đồ ăn có tâm” (với hơn 639K thành viên) và “Hà Nội: Ăn gì? Ở đâu?” (hơn 550K thành viên). Tại đây, chính khách hàng là những người chia sẻ và không chịu tác động quảng cáo của nhà hàng quán cafe. Những bài viết rất chân thực và chi tiết từ cách phục vụ, giá cả đến chất lượng món ăn đều nhận được rất nhiều sự quan tâm của người theo dõi. Nếu duy trì và giữ vững phong độ này thì thực sự đây là một kênh quảng cáo rất tiềm năng mà nếu khéo léo, những người làm marketing cho nhà hàng, quán café có thể khai thác tốt.

4. Cách xử lý các review tiêu cực
Khi tiếp nhận được những review tiêu cực từ khách hàng đăng lên mạng xã hội, trước hết bạn hãy kiểm chứng thực hư câu chuyện, sau đó đưa ra lời xin lỗi chân thành nhất tới khách hàng và có thể thêm đề nghị tặng Voucher, giảm giá cho khách vào lần sau. Điều đó thể hiện thái độ quan tâm và đề cao những ý kiến đóng góp của khách hàng. Bạn cũng cần phải kiểm soát nhân viên tránh có hành động quá khích, khiếm nhã với khách hàng như gửi tin nhắn chửi bới, hoặc bình luận mất lịch sự trong bài đăng của khách.
