Nhà hàng và quán ăn khác nhau như thế nào? 7 mô hình kinh doanh cơ bản

Nhiều người vẫn đang thắc mắc nhà hàng và quán ăn thì giống nhau hay khác nhau như thế nào? Tại sao lại có 2 tên gọi này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này và đưa ra 7 mô hình kinh doanh nhà hàng và quán ăn phổ biến hiện nay ở Việt Nam để bạn tham khảo.
1. Nhà hàng là gì?
Nhà hàng là một cơ sở chuẩn bị và phục vụ thức ăn cùng với việc nhấn mạnh vào dịch vụ. Các nhà hàng thường phục vụ thức ăn và đồ uống cho một giá trị tiền tệ và thực phẩm được tiêu thụ tại cơ sở. Nhà hàng cũng có thể cung cấp dịch vụ mang đi hoặc giao hàng tận nơi.
Một nhà hàng rất chú trọng đến dịch vụ, trong đó ngoài hương vị của thức ăn, dịch vụ cũng phải đầy đủ. Các bữa ăn thường được chuẩn bị theo đơn đặt hàng. Các nhà hàng cung cấp một thực đơn rộng và giá cả khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm được phục vụ và dịch vụ được cung cấp.

2. Nhà hàng và quán ăn có gì khác nhau?
Trên thực tế, chúng ta cũng không quá quan tâm đến việc phải phân biệt rạch ròi nhà hàng khác gì với quán ăn. Đôi khi hai thuật ngữ này cũng được dùng chung cho nhau để chỉ cùng một cơ sở ăn uống. Vẫn không sao cả.
Tuy nhiên, hiểu đúng ra thì khái niệm nhà hàng được phân biệt với khái niệm quán ăn ở chỗ: Nhà hàng thường chỉ những cơ sở ăn uống có quy mô lớn hơn (về sức chứa, không gian, cơ sở vật chất, nội thất trang trí) và số lượng món ăn đa dạng, phong phú hơn.
Ngoài ra, không phải là mức chi tiêu tiền nhiều hay ít, nhưng thông thường thì “nhà hàng” là thuật ngữ được sử dụng khi nói đến các cơ sở ăn uống có tính chất trang trọng, lịch sự, dùng nhiều để nói đến các buổi tiệc, liên hoan. Còn “quán ăn” là thuật ngữ đời thường, thông dụng, thường được sử dụng để nói đến các địa điểm ăn uống có tính chất bình dân, suồng sã hơn như nói về các quán nhậu, quán bar.

Có nhiều sự khác biệt giữa một nhà hàng và quán ăn tự phục vụ. Nhà hàng là một nơi mà mọi người sẽ phục vụ khách hàng.
Các nhà hàng cũng có một sự sắp xếp chỗ ngồi thích hợp, trong đó một người sẽ được phân bổ bàn riêng của mình. Trong một quán ăn, một loạt các bàn được đặt cùng nhau và bất cứ ai cũng có thể chiếm bất kỳ chỗ ngồi nào. Điều này có nghĩa là hai người lạ cũng có thể được tìm thấy ngồi gần nhau và ăn.
3. Các mô hình kinh doanh nhà hàng và quán ăn cơ bản
3.1. Kinh doanh quán ăn sáng

Ý tưởng kinh doanh quán ăn với mô hình cung cấp đồ ăn sáng cũng là điều tuyệt vời dành cho bạn khi muốn tham gia vào ngành F&B. Có nhiều chủ cửa hàng cố gắng xen kẽ công việc bán đồ ăn sáng kết hợp với cung cấp đồ uống vào buổi trưa và tối. Điều này giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và chủ nhà hàng có thể tận dụng tốt mặt bằng của mình.
Lên thực đơn món ăn nhà hàng và danh sách đồ uống thật đẹp, thiết kế bắt mắt, rõ ràng. Bạn có thể tham khảo giá dịch vụ của những đối thủ cạnh tranh khác xung quanh, lựa chọn và thay đổi giá bán của mình sao cho phù hợp. Việc thiết kế những menu đồ ăn sáng của nhà hàng được thực hiện đơn giản và miễn phí thông qua những mẫu có sẵn từ công cụ Canva.
3.2. Kinh doanh quán ăn chay

Những đồ ăn chay đảm bảo an toàn sức khỏe là xu hướng kinh doanh ngày càng phát triển hiện nay, nó nhắm đến những khách hàng có độ tuổi >25 tuổi, những người có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân họ nhiều hơn.
Khi thực hiện kinh doanh hàng ăn chay, các bạn cũng cần đảm bảo yêu cầu cung cấp những nguyên liệu thực phẩm hữu cơ tươi sạch, chế biến những món ăn đa dạng để khách hàng không bị nhàm chán. Mô hình cung cấp đồ ăn chay hay đồ ăn lành mạnh này cũng rất hợp nếu bạn sử dụng hình thức phục vụ buffet.
3.3. Kinh doanh quán ăn đêm

Với tình hình hiện nay, việc thực hiện kinh doanh quán ăn đêm mặc dù đem lại nguồn thu nhập khá lớn đối với chủ mỗi nhà hàng. Tuy nhiên, việc kinh doanh vào buổi tối còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm nơi bạn làm việc, nơi sống của mọi người và yêu cầu các loại giấy phép liên quan.
Có nhiều những mô hình kinh doanh hàng ăn online mở xuyên đêm. Đây cũng là ý tưởng tốt mà bạn có thể áp dụng, nó không yêu cầu mặt bằng kinh doanh cụ thể và vẫn có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn.
3.4. Kinh doanh quán ăn nhanh

Những quán ăn nhanh thường kinh doanh theo chuỗi, và họ rất quan tâm đến tốc độ phục vụ, giao hàng cho khách hàng. Với tiêu chí nhanh, nóng hổi, nhiều nhà hàng thức ăn nhanh đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để cắt giảm những công đoạn rườm rà, gây tốn thời gian.
Nhiều mô hình kinh doanh thức ăn nhanh mà bạn có thể tham khảo như KFC, Jollibee, Lotteria, MCDonald,… Những thương hiệu này phải tối ưu thời gian mà vẫn đảm bảo cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
3.5. Kinh doanh quán ăn vỉa hè

Những quán ăn vỉa hè tuy có mặt bằng nhỏ nhưng phần vỉa hè cần được lựa chọn rộng rãi để có thể sử dụng. Những quán ăn vỉa hè này đa phần cung cấp thực phẩm dành cho những đối tượng mục tiêu có thu nhập thấp hoặc trung bình. Kinh doanh hàng ăn vỉa hè có thể tạo nên nguồn thu lớn nếu bạn cung cấp món ăn ngon và lựa chọn những khu vực tập trung dân cư, nhắm đúng đối tượng.
3.6. Kinh doanh quán ăn gia đình
Các quán ăn phục vụ theo kiểu gia đình mang phong cách sang trọng, gần gũi, thoáng mát. Đây là địa điểm được các gia đình lựa chọn làm nơi ăn uống của cả gia đình. Là chủ kinh doanh, bạn cần phải trang trí cho nhà hàng của mình phù hợp với độ tuổi khách hàng mà bạn đang hướng đến. Những quán ăn dành cho gia đình hiệu quả khi bạn lên thực đơn đồ ăn từ dạng trung trở lên, phong cách phục vụ tại bàn và chuyên nghiệp.

3.7. Kinh doanh quán ăn vặt
Mô hình kinh doanh quán ăn vặt nhỏ kết hợp với giao đồ ăn online hiện nay đang ngày càng tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều, họ không có đủ thời gian để ra ngoài ăn và nấu nướng tại nhà. Hơn nữa, các dịch vụ vận chuyển đồ ăn tại nhà ngày càng nhiều, cùng với những chương trình khuyến mãi, khách hàng có thể nhận được những đồ ăn, thức uống thậm chí còn giá rẻ hơn là khi tới trực tiếp nhà hàng.
Hơn nữa, việc thực hiện kinh doanh quán ăn vặt nhỏ không tốn quá nhiều chi phí so với những nhà hàng khác. Bạn cũng có thể buôn bán ngay tại nhà thông qua những trang mạng xã hội, đăng ký cửa hàng online trên Now, GoFood,… điều này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi phải thuê mặt bằng, nhân viên, đầu bếp.

Với những thông tin trên đây, hy vọng những bạn đang thắc mắc khái niệm về nhà hàng và quán ăn có thể hiểu rõ được phần nào. Bên cạnh đó nếu như bạn đang băn khoăn không biết nên mở mô hình kinh doanh gì thì có thể tham khảo 7 mô hình kinh doanh trên.