Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
QUẢN LÝ NHÀ HÀNGKINH DOANH & MARKETING

6 Cách bảo quản nguyên vật liệu nhà hàng

Trong kinh doanh nhà hàng, một trong những điều cốt lõi nhất chính là phục vụ những món ăn ngon và chất lượng. Để giúp khách hàng thưởng thức được những món ăn ngon thì đòi hỏi nhà hàng, các đầu bếp phải biết cách bảo quản thực phẩm một cách hiệu quả. Chỉ khi nguyên vật liệu nhà hàng được bảo quản hiệu quả thì mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Dưới đây là các cách giúp bạn có thể bảo quản nguyên liệu luôn được tươi ngon, đảm bảo.

1. Đảm bảo nhập nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng

Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của nhà hàng chính là phải đảm bảo nguyên vật liệu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy việc đầu tư là nhà hàng bạn cần lựa chọn đối tác cung cấp nguyên vật liệu. 

Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu chế biến
Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu chế biến

Để có thể lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng, khi nhập nguyên vật liệu bạn cần lưu ý những điều sau đây: Nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn dán, đóng gói chắc chắn sạch sẽ, thực phẩm còn mới, không bị hư hỏng, an toàn cho người sử dụng,…

2. Cách bảo quản nguyên vật liệu đông lạnh

Các nguyên vật liệu đông lạnh cần được đảm bảo 2 điều sau: Thành phần và hạn sử dụng. Sau đó cần sắp xếp nguyên liệu theo từng loại khác nhau để tránh gây nhiễm khuẩn chéo và cần đặt trong một khoảng trống thoáng mát để khí lạnh có thể lưu thông toàn thực phẩm.

2.1. Bảo quản trong phòng lạnh

Trong trường hợp thực phẩm được bảo quản trong phòng lạnh, thì phải đặt thực phẩm lên kệ cách sàn khoảng 15m. Bên cạnh đó phải thường xuyên lau chùi, làm sạch kệ, tránh để không gian ẩm ướt. Đặc biệt thịt, cá là những thực phẩm dễ bị chảy nước, điều này có thể ảnh hưởng đến các thực phẩm khác thì tiếp xúc với nước bị chảy. Vì vậy thịt, cá cần phải để ở ngăn dưới cùng để đảm bảo an toàn cho các thực phẩm khác.

Bảo quản nguyên liệu tại kho đông lạnh
Bảo quản nguyên liệu tại kho đông lạnh

Bạn cần phải luôn ghi nhớ quy luật vào trước – ra trước. Một số thực phẩm đông lạnh đã được chế biến một phần hoặc thực phẩm này mang tính ăn liền thì rất dễ bị hư hỏng trong vòng 24 tiếng đồng hồ, vì vậy cần phải dán nhãn để phân biệt. Thông thường các thực phẩm sau 10 ngày không bán được thì nhà hàng sẽ mang đi bỏ.

2.2. Bảo quản trong tủ lạnh

Tủ lạnh hoạt động tốt nhất trong nhiệt độ khoảng bằng hoặc dưới 4 độ C. Tất cả các loại thực phẩm sau khi mua về cần được rửa sạch, sau đó cho vào túi nilon kín hoặc hộp có nắp để bảo quản.

Thông thường khu vực cánh tủ phía dưới có nhiệt độ thấp hơn, nên đây là nơi an toàn để bảo quản sữa. Còn cánh cửa trên là nơi phù hợp để bảo quản phô mai, bơ, các thực phẩm không cần bảo quản lạnh.

Đối với trứng thì nên đặt trong khu vực với nhiệt độ 0,6 – 2,2 độ C, là ngăn giữa tủ lạnh. Hoặc có thể giữ nguyên trong hộp cotton như lúc đầu mua và cho hẳn vào tủ lạnh. Một mẹo để giúp bảo quản trứng lâu hơn, giữ được độ tươi tốt hơn chính là thoa một lớp dầu lên trứng trước khi cho vào ngăn lạnh.

Thông thường các nhà hàng nhỏ sẽ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thông thường các nhà hàng nhỏ sẽ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Rau củ và trái cây sẽ đặt ở ngăn dưới cùng, vì khu vực này ít độ ẩm và không quá lạnh. Đặc biệt với rau sống thì không cần phải rửa trước khi bỏ vào tủ lạnh, vì như vậy sẽ làm rau mau hư, dễ bị nát hơn. Với hoa quả tươi sau khi mua về nên được ngâm trong giấm để chúng không bị thối, bị hư và khử thuốc trừ sâu trên bề mặt.

Thức ăn đã được nấu chín và thực phẩm sống không được để chung với nhau, vì nó sẽ gây ám mùi lẫn nhau, khiến thực phẩm không giữ được mùi vị cũng như chất lượng.

Tủ lạnh nên được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo thực phẩm được bảo quản trong trạng thái và điều kiện tốt nhất.

Nếu thấy thực phẩm bị nhầy, có mùi lạ hoặc đã được lưu trữ lâu thì nên bỏ đi, vì thực phẩm lúc này đã bị hư hỏng và không thể dùng để chế biến, nếu dùng có thể sẽ gây ngộ độc thực phẩm.

3. Điều chỉnh nhiệt độ an toàn cho nguyên vật liệu

Bảo quản nguyên vật liệu nhà hàng bạn phải biết cách căn chỉnh nhiệt độ phù hợp cho thực phẩm của mình. Sau đây là một số thông tin quan trọng về nhiệt độ an toàn cho thực phẩm.

  • Vùng nhiệt độ nguy hiểm cho thực phẩm trong phạm vi từ 5 đến 60 độ C, trong đó vi khuẩn phát triển nhanh nhất trong khoảng từ 21 đến 51 độ C. Thức ăn càng nằm trong phạm vi nhiệt độ này, nguy cơ vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển trên thực phẩm của bạn càng lớn.
  • Nếu các thực phẩm nóng mà cần lưu trữ trong không gian lạnh, thì nhiệt độ phải điều chỉnh dưới vùng nguy hiểm và lưu trữ trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nên bảo quản thực phẩm nóng trong từng hộp chứa riêng có nắp đậy kín, để nhiệt độ thực phẩm nhanh chóng hạ xuống.
Căn chỉnh nhiệt độ để bảo quản nguyên vật liệu lâu hơn
Căn chỉnh nhiệt độ để bảo quản nguyên vật liệu lâu hơn
  • Các thực phẩm nóng nên duy trì nhiệt độ của nó ở khoảng 60 độ C, và khi hâm nóng phải đảm bảo trên 70 độ C.
  • Đối với các thực phẩm mát duy trì trên nền nhiệt bằng hoặc dưới 4 độ C. Thực phẩm lạnh thì bắt buộc ở -17 độ C.
  • Đối với các thực phẩm gia cầm nấu trong nhiệt độ từ 70 đến 100 độ C là an toàn. Thịt nướng vừa hơi chín tới nên ở mức 62 độ C, còn chín trung bình thì 71 độ C, và chín 100% thì là 76 độ C.

Nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của các tủ hoặc phòng lưu trữ thực phẩm để đảm bảo nhiệt độ đang được thiết lập phù hợp.

4. Cách bảo quản nguyên vật liệu không cần dùng tủ đông lạnh

Một số loại thực phẩm: khoai tây, chuối, cà phê, bánh mì, cà chua, hành tỏi,… không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì nó sẽ mất đi mùi thơm của nó, hoặc ám mùi lên các thực phẩm khác, giảm chất lượng đồng thời của nhiều thực phẩm trong tủ. Vì vậy, đối với các thực phẩm không cần bỏ vào tủ đông như trên cần bảo quản an toàn như sau:

  • Các loại hành, hành tây, hành tím, tỏi nên đựng trong túi lưới và treo ở một nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời
  • Khoai tây nên bỏ trong túi giấy có lỗ đục, trong môi trường tốt, nhưng không được ẩm ướt.
Đối với các nguyên liệu khô như tỏi, hành khô thì bảo quản nơi khô ráo
Đối với các nguyên liệu khô như tỏi, hành khô thì bảo quản nơi khô ráo
  • Đối với chuối, nếu muốn bảo quản thật kỹ không để thối quả thì nên tách các trái ra, bọc từng trái bằng giấy bọc thực phẩm.
  • Đối với những nguyên liệu như đường, bột thì nên bỏ vào thùng kín, đậy nắp chặt, đồng thời dán nhãn ghi chú để tránh gây nhầm lẫn với các nguyên liệu khác.

5. Đảm bảo không gian lưu trữ, lưu ý về nơi lưu trữ

Các khu vực bảo quản, lưu trữ nguyên vật liệu nhà hàng phải đảm bảo được thông gió, tránh ẩm ướt, không có côn trùng xung quanh, luôn giữ thoáng mát sạch sẽ.

Phòng thay đồ, phòng nghỉ, khu vực gầm cầu thang, phòng thiết bị máy móc, ống nước, cống xả là nơi cấm kỵ để lưu trữ thực phẩm. Các chai lọ chứa hóa chất phải để thật xa những hộp chứa thực phẩm, tránh bị đổ vỡ gây độc cho thực phẩm.

Xây dựng kho lưu trữ phải đảm bảo được thông gió
Xây dựng kho lưu trữ phải đảm bảo được thông gió

6. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ, có nhiều phần mềm quản lý bán hàng giúp các chủ nhà hàng có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý hoạt động nhà hàng, từ quản lý nhân sự đến kiểm soát các nguồn nguyên liệu bảo quản, nguồn cung cấp nguyên liệu nhằm chính xác hơn trong khâu kiểm tra.

Phần mềm quản lý kho iPOS Inventory giúp quản lý kho chính xác được theo thời gian thực, chuẩn hóa quy trình đặt hàng và đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp. Phần mềm đáp ứng tất cả các mô hình kinh doanh trong ngành F&B từ cửa hàng đơn lẻ cho đến chuỗi lớn nhiều cửa hàng. iPOS Inventory được tổ chức theo mô hình chuẩn về vận hành kho trong F&B bao gồm:

  • Kho tổng
  • Kho bếp trung tâm
  • Kho cửa hàng
  • Bộ phận thu mua
  • Kế toán

Nằm trong hệ sinh thái sản phẩm và định hướng phát triển lâu dài của iPOS, phần mềm áp dụng cho cả 2 sản phẩm quản lý bán hàng POS PC (dạng On-premises, trả phí 1 lần và cài đặt sử dụng vĩnh viễn trên hệ điều hành Windows) và FABI (dạng Cloud, sử dụng trên nền tảng Android và trả phí thuê bao theo tháng) phục vụ cho nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.

Phần mềm quản lý kho iPOS Inventory
Phần mềm quản lý kho iPOS Inventory

Tóm lại, việc bảo quản nguyên vật liệu nhà hàng là điều quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, nhưng đây cũng là một điều tương đối khó khăn, vì không phải ai cũng nắm được những kỹ năng, phương pháp để bảo quản nguyên liệu, thực phẩm tốt. Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có phương pháp bảo quản nguyên vật liệu nhà hàng mình một cách hiệu quả rồi đúng không? Chúc nhà hàng của bạn kinh doanh hồng phát.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button