Cơ hội và thách thức khi mở rộng quy mô kinh doanh

Bất cứ chủ nhà hàng nào cũng sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh khi cửa hàng của mình đang ngày càng phát triển, khách hàng đến quán cũng đông hơn, mọi thứ đang diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên việc mở thêm một cơ sở kinh doanh mới lại là một vấn đề bạn cần xem xét kỹ lưỡng và có kế hoạch cụ thể. Mở rộng quy mô kinh doanh có thể giúp bạn tăng doanh thu, mở rộng thương hiệu nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
1. Khi nào thì bạn cần mở rộng quy mô kinh doanh?
Đến một giai đoạn, khi mà nhà hàng đã phát triển đủ mạnh thì đây sẽ là lúc cân nhắc có nên mở rộng quy mô kinh doanh hay không. Dù là doanh nghiệp có đang kinh doanh trong lĩnh vực nào thì việc quyết định mở rộng quy mô kinh doanh cũng không phải dễ dàng. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đánh giá thấp nguồn lực cần thiết khi mở cửa hàng thứ hai mà dẫn đến nhiều thất bại.

Khi mà bạn có dự định mở thêm cửa hàng nữa, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, mục tiêu kinh doanh và kỹ năng cần thiết. Bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây để có cái nhìn khách quan hơn khi đưa ra quyết định có nên mở rộng kinh doanh hay không?
- Bạn có đủ vốn để duy trì hoạt động của nhà hàng mới?
- Bạn có thể đương đầu với những rủi ro phát sinh?
- Bạn có thời gian để đảm đương, xử lý công việc?
Nếu như bạn có thể trả lời có cho những câu hỏi trên, vậy thì bạn đã sẵn sàng để mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng mình rồi đó.
2. Các yếu tố cần thiết khi mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng
2.1. Xác định rõ mục tiêu
Đôi khi, sự nóng vội khiến bạn quên đi thực tại và đặt một mục tiêu lớn hơn có thể đạt được cho việc kinh doanh của mình. Điều đó khiến bạn rơi vào vũng lầy tham vọng và có thể đánh mất tất cả những gì mà bạn đang có.

Hãy từ từ, bình tĩnh nhìn lại khả năng phát triển lâu dài và vạch từng bước vững chắc cho nó. Bạn cần biết nhà hàng mình đang ở đâu, điều gì là tốt nhất với nhà hàng của mình ở thời điểm hiện tại. Không nên đặt mục tiêu quá lớn, vượt qua khả năng của cửa hàng hiện tại. Vì như vậy không chỉ tạo áp lực cho bạn, mà có khả năng sẽ gây thất bại nữa đó.
2.2. Nguồn vốn
Dựa trên những dữ liệu và nhận định sẵn có, hãy xác định khung thời gian hoàn vốn cho cửa hàng thứ hai. Khung thời gian này cần sát với tình hình thực tế nhất có thể. Trong đó, điều quan trọng là nguồn lực hiện tại của bạn có đủ để trang trải cho quá trình vận hành của cửa hàng thứ hai cho đến khi cửa hàng này có thể tự vận hành mà không cần bạn đầu tư thêm không?

Nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp không có nguồn tiền ổn định, không có khả năng xoay vòng vốn khi cần. Dòng tiền ổn định là điều mà nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để duy trì việc kinh doanh của mình. Hãy xem lại xem mình có khoản nợ xấu nào không, còn gì mà mình chưa thu lại. Và nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định mở rộng hay nâng cấp cửa hàng.
2.3. Nhân viên và quy trình vận hành
Xác định rằng khi mở rộng quy mô nhà hàng bạn cần phải có đủ nguồn lực cần thiết. Bạn có thể lựa chọn những nhân viên có sẵn trong nhà hàng hiện tại cũng là cách để thúc đẩy nhân viên của mình nỗ lực làm việc hơn.

Những nhân viên có thời gian làm việc lâu tại cửa hàng cũ sẽ giúp bạn đào tạo các nhân viên mới, để đảm bảo phong cách phục vụ của nhà hàng được đồng bộ từ cơ sở này đến cơ sở khác. Bên cạnh đó, các nội quy phải được thống nhất bằng văn bản để toàn bộ nhân viên tuân thủ và giúp bạn dễ quản lý. Có sự giúp đỡ từ nhân viên sẽ giúp bạn giảm thiểu những áp lực, khó khăn trong công việc, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mở rộng quy mô nhà hàng.
2.4. Có chiến lược Marketing cụ thể
Việc Marketing cho một nhà hàng sẽ rất khác khi bạn Marketing cho một chuỗi các nhà hàng, lúc này bạn cần lên một kế hoạch cụ thể chi tiết hơn. Đầu tiên bạn cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu của cửa hàng bạn lúc này là ai.

Sau khi đã xác định rõ khách hàng mục tiêu, bạn cần lên các chiến lược marketing phù hợp với toàn chuỗi và cửa hàng mới mở. Việc quảng bá cửa hàng trên các trang mạng xã hội là không thể thiếu, điều này sẽ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu nhiều hơn.
2.5. Có hệ thống quản lý bán hàng hoàn chỉnh
Khi quản lý chuỗi nhà hàng, bạn cần có một hệ thống quản lý bán hàng với tính chặt chẽ cao và tránh xảy ra sai sót. Việc đào tạo các quản lý chuỗi là cần thiết, nhưng bạn cũng nên áp dụng phần mềm quản lý bán hàng vào khâu quản lý để có thể theo dõi các số liệu, báo cáo bán hàng ngay từ xa.

Ngoài phần mềm quản lý bán hàng, bạn cũng nên sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng để cài đặt các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên. Hoặc phần mềm kế toán hoặc quản lý kho sẽ giúp bạn dễ dàng hơn với những con số tài chính.
3. Cơ hội khi mở rộng quy mô kinh doanh
Rất rõ ràng khi mở rộng quy mô kinh doanh, nhà hàng của bạn sẽ thu về được rất nhiều lợi ích:
- Thứ nhất, mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng sẽ giúp cho nhà hàng bạn quảng bá được thương hiệu của mình. Vợi sự phủ sóng thương hiệu của bạn, chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn nhà hàng của bạn đầu tiên khi cân nhắc đến nhóm nhà hàng có cùng món kinh doanh như nhau.

- Thứ hai, khi mở rộng quy mô kinh doanh sẽ giúp nhà hàng bạn tiêu thụ nguyên vật liệu, món ăn nhiều hơn, các nguyên liệu luôn tươi ngon sẽ đem lại thiện cảm trong lòng khách hàng. Bởi vì không một khách hàng nào muốn ăn những nguyên liệu dư thừa từ hôm trước cả. Hãy cân đo đong đếm nguyên vật liệu cho các nhà hàng của bạn một cách hợp lý.
- Thứ ba, quy mô kinh doanh của bạn càng rộng thì nhà hàng của bạn thu về lợi nhuận càng cao. Nhưng bạn cũng cần có sự quản lý thu chi và kiểm soát dòng tiền, tránh việc chi tiêu quá tay rồi gây lỗ vốn.
4. Thách thức khi mở rộng quy mô kinh doanh
Bên cạnh những cơ hội thì việc mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng cũng tiềm tàng những khó khăn và thách thức đối với nhà hàng của bạn. Khi mở rộng quy mô kinh doanh, bạn cần phải xác định là sẽ có những rủi ro và thách thức sau:
- Nguồn vốn khi mở cửa hàng mới xong sẽ không kịp quay vòng để dự trù cho các chi phí phát sinh khác như nguyên vật liệu tăng giá, chi phí marketing,…
- Rủi ro tiếp theo mà bất cứ nhà hàng nào cũng dễ gặp phải đó là cơ sở kinh doanh mới kinh doanh không phát đạt bằng cửa hàng đầu tiên. Lúc này bạn cần có những kế hoạch dự phòng, các chính sách Marketing tập trung vào cửa hàng mới để thu hút khách hàng tới.

- Khi mở rộng quy mô kinh doanh cửa hàng mới, cũng là lúc chủ nhà hàng phải tập trung hết tâm huyết vào “đứa con mới sinh” này, việc ở cửa hàng cũ sẽ bị gác lại, dẫn đến nhiều trường hợp nhân viên gian lận, làm ăn ẩu dẫn đến việc cung cấp dịch vụ tệ cho khách. Lúc này bạn cần tìm và tuyển một người quản lý uy tín để giúp bạn quản lý những vấn đề này.
Bất cứ một chủ nhà hàng nào cũng mong muốn nhà hàng của mình ngày càng phát triển và nhiều người biết đến, vậy nên việc mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng là không thể thiếu. Với những lưu ý trên đây, hy vọng bạn có thể mở rộng thêm nhiều cửa hàng mới cho nhà hàng của mình.