Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
KINH DOANH & MARKETINGQUẢN LÝ NHÀ HÀNG

Cách lên một kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết với 11 bước

Bạn đang có ý định kinh doanh nhà hàng của riêng mình? Vậy thì đừng chần chừ cầm bút lên vạch ra kế hoạch kinh doanh chi tiết cho nhà hàng mình, đừng vì lười nhác mà bỏ qua bước này nhé. Khi bạn có một kế hoạch kinh doanh nhà hàng cụ thể thì việc kinh doanh của bạn mới có thể trơn tru, thuận lợi.

1. Tại sao cần lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng?

Dành thời gian để đưa ra một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng là điều cần thiết trước khi bạn bắt đầu kinh doanh. Quá trình này có thể hơi khó khăn và tốn thời gian, nhưng nếu không có bản kế hoạch phù hợp, sẽ không có nhà đầu tư nào hỗ trợ tiền cho bạn để mở nhà hàng của bạn.

Lên kế hoạch kinh doanh là khâu đầu tiên khi bạn mở nhà hàng
Lên kế hoạch kinh doanh là khâu đầu tiên khi bạn mở nhà hàng

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng của bạn sẽ vạch ra cách bạn dự định kiếm lợi nhuận từ việc kinh doanh cũng như phù hợp với thị trường bão hòa và cách bạn lên kế hoạch nổi bật. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch ban đầu có thể vất vả và khó khăn, nhưng nó sẽ hỗ trợ bạn theo cả quá trình sau này. Nói cách khác, kế hoạch càng chi tiết, khả năng kinh doanh thành công của bạn càng cao.

2. Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng

2.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Phân tích ngành

Thị trường mục tiêu của bạn là gì? Nhà hàng của bạn sẽ phục vụ nhân khẩu học nào? Phần này nhằm giải thích thị trường mục tiêu của bạn cho các nhà đầu tư và lý do tại sao bạn tin rằng khách sẽ chọn nhà hàng của bạn hơn những người khác.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Thật dễ dàng để giả định rằng mọi người sẽ ghé thăm nhà hàng của bạn, vì vậy điều quan trọng là nghiên cứu sự cạnh tranh của bạn để biến điều này thành hiện thực. Nắm bắt tốt được những nhà hàng khác trong khu vực? Hãy lưu ý tất cả mọi thứ, từ giá cả, giờ và thiết kế menu đến nội thất nhà hàng. Sau đó giải thích cho các nhà đầu tư của bạn về cách mà bạn biến nó trở nên khác biệt.

Nghiên cứu thị trường xung quanh khu vực bạn kinh doanh
Nghiên cứu thị trường xung quanh khu vực bạn kinh doanh

Phân tích tiếp thị

Các nhà đầu tư của bạn sẽ muốn biết bạn dự định tiếp thị nhà hàng của bạn như thế nào. Những chiến dịch tiếp thị của bạn sẽ khác với những gì đã được thực hiện bởi những người khác? Làm thế nào để bạn có kế hoạch bảo đảm thị trường mục tiêu của bạn? Những loại đề nghị bạn sẽ cung cấp cho khách của bạn? Hãy chắc chắn để liệt kê tất cả mọi thứ trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng của mình.

2.2. Phân tích vốn đầu tư

Cân nhắc về số vốn bạn cần có để có thể bắt đầu mở nhà hàng, và bạn sẽ kiếm số tiền đó bằng cách nào. Bạn có thể vay nợ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là bạn chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể rồi trình bày với những nhà đầu tư tiềm năng (nếu bạn cần góp vốn), còn nếu kinh doanh bằng vốn tự có thì có thể tự mình triển khai nhé. 

Trong bản kế hoạch kinh doanh này, bạn hãy thể hiện rõ cách thức bạn sẽ tiến hành để khiến cho nhà hàng của bạn trở nên hoàn toàn khác biệt với những nhà hàng khác, và lợi nhuận bạn dự định thu được sẽ là bao nhiêu.

Cân nhắc số vốn bạn cần có khi mở nhà hàng
Cân nhắc số vốn bạn cần có khi mở nhà hàng

2.3. Lựa chọn phong cách quán ăn, nhà hàng

Xác định rõ loại nhà hàng, quán ăn bạn muốn xây dựng. Hãy xem xét loại đồ ăn bạn muốn phục vụ và khoảng giá cho thực đơn. Bạn cũng nên xác định liệu bạn có muốn phục vụ đồ uống có cồn trong nhà hàng của mình hay không.

Xác định mô hình, phong cách kinh doanh của nhà hàng bạn
Xác định mô hình, phong cách kinh doanh của nhà hàng bạn

Hiện nay có rất nhiều loại hình nhà hàng quán ăn khác nhau như quán ăn bình dân, sang trọng, nhà hàng thức ăn nhanh, buffet, lẩu nướng,… Vậy nên việc đầu tiên trước khi kinh doanh là bạn cần xác định phong cách nhà hàng, quán ăn của mình là gì. Có nhiều yếu tố để bạn xem xét mình nên theo phong cách nào như: Sở thích và chuyên môn của bạn, thị trường đang cần hay thiếu mô hình nhà hàng nào, vốn là ngân sách của bạn,…

2.4. Lên kế hoạch thuê mặt bằng

Cân nhắc địa điểm mở nhà hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng. Nếu bạn mở quán tại một địa điểm cách xa đường lớn và khuất, bạn sẽ rất khó có thể thành công. Thông thường, các nhà hàng được đặt gần đường quốc lộ, các con phố chính với nhiều văn phòng công ty và trung tâm thương mại, và có thể gần với nhiều nhà hàng khác tạo nên một trung tâm ăn uống để hút khách. Các trung tâm thương mại, trường đại học và cao đẳng cũng là một lựa chọn đúng đắn để mở nhà hàng.

Lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình và phong thủy
Lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình và phong thủy

Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thương lượng chi phí thuê địa điểm, hãy chắc chắn rằng chi phí này bao gồm cả việc sửa sang lại cửa hàng, và nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.

2.5. Lên kế hoạch và định giá menu

Lên danh sách những món ăn bạn sẽ bán trong quán. Định lượng và chế biến các món ăn trước từ đó soạn ra công thức chế biến. Như vậy thì bạn sẽ hoạch định được chi phí nguyên liệu cho từng món và định giá menu dễ dàng hơn.

Có nhiều cách để định giá món ăn như:

  • Định giá theo chi phí: Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất, bạn chỉ cần tính toán chi phí của món ăn. Sau đó cộng thêm lợi nhuận mà bạn mong muốn.
  • Định giá theo đối thủ cạnh tranh Khảo sát giá cả các đối thủ trên thị trường, từ đó định giá tương tự với quán của mình. Bạn có thể cạnh tranh giá bằng cách định giá thấp hơn giá đối thủ
  • Định giá theo chất lượng cảm nhận: Đây là phương pháp định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng về giá trị mà họ có thể bỏ ra cho món ăn. 
Hoạch định chi phí cho từng món ăn
Hoạch định chi phí cho từng món ăn

2.6. Lựa chọn phong cách thiết kế và trang trí

Phần thiết kế trong kế hoạch là nơi bạn thực sự có thể thể hiện suy nghĩ và ý tưởng của mình cho các nhà đầu tư. Nếu bạn có thiết kế chuyên nghiệp của nhà hàng mẫu, điều đó rất tốt. Tuy nhiên, nếu không có, thay vào đó bạn có thể lên ý tưởng và định hình về kiểu trang trí của nhà hàng, ví dụ nó là  nhà hàng theo phong cách thôn quê, phong cách hiện đại châu Âu,…

Lựa chọn phong cách thiết kế cho không gian nhà hàng bạn
Lựa chọn phong cách thiết kế cho không gian nhà hàng bạn

2.7. Trang bị cơ sở vật chất

Mua sắm trang thiết bị là bước quan trọng để chuẩn bị kinh doanh nhà hàng. Từng khu vực trong nhà hàng như khu vực phục vụ khách, khu vực thu ngân, khu vực bếp,… đều cần được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc vận hành và kinh doanh.

Bạn nên lập một danh sách các trang thiết bị cần thiết cho nhà hàng của mình, sau đó liên hệ các nhà cung cấp uy tín để mua hàng. Đầu tư các trang thiết bị tốt, đảm bảo chất lượng ngay từ đầu sẽ giúp bạn không phải tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa, thay thế sau này.

Một số trang thiết bị mà nhà hàng bạn có thể tham khảo:

  • Trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến như bếp, lò nướng, máy chế biến, các dụng cụ như nồi, chảo, dao, thớt, kệ đựng gia vị,…
  • Trang thiết bị, dụng cụ pha chế tại khu vực quầy bar như máy pha chế, dụng cụ định lượng, các loại ly,…
  • Trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, quầy kệ đựng thực phẩm,…
  • Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính tiền, máy POS, máy in hóa đơn, két đựng tiền,… (Bạn có thể tham khảo các thiết bị này tại Thiết bị iPOS)
Lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng để quản lý nhà hàng tốt hơn
Lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng để quản lý nhà hàng tốt hơn

2.8. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh

Xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác. Nếu bạn dự định phục vụ đồ uống có cồn, bạn cũng cần xin giấy phép cho việc này. Hãy tìm hiểu kỹ mọi quy định, luật lệ của địa phương về việc sử dụng/cung cấp đồ uống có cồn.

2.9. Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhà bếp và phục vụ. Hãy tuyển một kế toán phụ trách mọi vấn đề thu chi và đóng thuế thu nhập của cửa hàng. Đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả nhân viên toàn thời gian của cửa hàng.

Đối với nhân viên nhà bếp, khởi sự kinh doanh nhà hàng, bạn có thể cần 3 đầu bếp – 2 người làm full-time và 1 người làm part-time. Các nhân viên nhà hàng có thể làm việc theo ca từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều và từ 4 giờ chiều tới khi đóng cửa. 

Riêng bếp trưởng cần đến sớm mỗi buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ trong ngày. 1 đầu bếp làm full-time sẽ chịu trách nhiệm phần việc buổi sáng và đầu bếp kia nhận việc buổi chiều.

Đầu bếp làm part-time sẽ giúp nấu ăn trong thời điểm bận rộn nhất của nhà hàng, đặc biệt là cuối tuần. Những khoảng thời gian còn lại có thể được dành cho việc chuẩn bị những thứ đơn giản. 

Tuyển dụng, lựa chọn ứng viên cho từng vị trí
Tuyển dụng, lựa chọn ứng viên cho từng vị trí

Bạn có thể tham khảo các nhà hàng xung quanh hay các tạp chí tuyển dụng để chọn ra ứng viên xuất sắc nhất. Mức lương cho bếp trưởng và các đầu bếp phụ khác tùy thuộc vào kinh nghiệm của họ và menu của nhà hàng. Tất nhiên, lương cho bếp trưởng luôn cao hơn các đầu bếp khác. Đối với các đầu bếp làm part-time, bạn có thể trả lương căn cứ trên giờ làm việc. Tham khảo các nhà hàng xung quanh trước khi quyết định mức lương.

2.10. An toàn thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố đặt lên hàng đầu vì liên quan đến sức khỏe của khách hàng. Bạn nên đảm bảo các nguyên liệu chế biến có nguồn gốc rõ ràng. Luôn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến.

Mời nhân viên y tế khu vực đến kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy/cứu hỏa cửa hàng trước khi bắt đầu kinh doanh. Sau đó treo các loại giấy phép, cũng như kết quả kiểm tra cửa hàng ở một nơi dễ thấy. 

Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm để đặt hàng thực phẩm và giấy một tuần trước khi khai trương. Một số loại thực phẩm dễ bị hư, hỏng, nên hãy đảm bảo đơn hàng đến sát ngày khai trương.

Tìm nhà cung cấp uy tín để có thực phẩm sạch
Tìm nhà cung cấp uy tín để có thực phẩm sạch

2.11. Marketing nhà hàng

Bất cứ cửa hàng nào cũng cần có kế hoạch marketing quảng cáo. Đặc biệt là với quán mới bắt đầu hoạt động kinh doanh. Bạn có thể gửi thiệp mời đến người thân, bạn bè để dự khai trương quán. Đăng tải lên các trang mạng xã hội về sự xuất hiện của quán bạn. Thu hút thêm nhiều khách hàng bằng những chương trình giảm giá đặc biệt. Ghi danh lên những trang web, Fanpage về địa điểm ăn uống ngon như Foody, diadiemanuong.com, jamja, pasgo,…

Với những bước xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng bên trên, hy vọng bạn có thể xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết cho nhà hàng của riêng mình. Chúc nhà hàng của bạn kinh doanh khởi sắc.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button