Dịch COVID đóng cửa hàng quán, đâu là hướng đi cho ngành F&B?

Tính từ đầu năm 2020 khi dịch COVID bắt đầu xuất hiện, hàng loạt nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa từ rã “sân chơi” F&B. Ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn còn đang tiếp diễn, Chính phủ đưa ra các chỉ thị giãn cách xã hội, đóng cửa hàng quán. Điều này buộc các chủ quán phải chuyển hướng sang kinh doanh online, nhưng liệu việc kinh doanh online có thể cứu bạn nếu như bạn không thực sự hiểu thị trường hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ là một vài chia sẻ giúp các chủ nhà hàng, quán ăn có thể kinh doanh thành công trong thời gian này.
1. Bức tranh toàn cảnh ngày F&B hiện nay
Thực phẩm và Đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Dự báo, ngành này tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020 – 2025. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và F&B nói riêng.
Đối mặt với một cú sốc như Covid-19, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics: nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống. 97% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với khủng hoảng. Đây cũng là một trong những hành động ưu tiên của ngành ứng phó với tác động của Covid-19.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn.
2. Gợi ý 3 chiến lược kinh doanh F&B năm 2021
2.1. Tập trung truyền thông về yếu tố lợi ích sức khỏe của sản phẩm
Chiến lược truyền thông tập trung vào các yếu tố lý tính và lợi ích sức khỏe của sản phẩm đồ ăn, đồ uống sẽ là xu hướng năm 2021. Từ sự tăng cao của nhu cầu với các sản phẩm tốt cho sức khỏe, nhãn hàng có thể cho ra mắt các dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu này và xây dựng chiến dịch truyền thông đẩy mạnh đặc tính sản phẩm.

Xu hướng quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh là một điểm bất lợi đối với các thương hiệu F&B được người tiêu dùng cho rằng không tốt cho sức khoẻ như: đồ ăn nhanh, đồ uống chứa cồn hoặc caffeine… Các thương hiệu không nên đưa ra các chiến dịch truyền thông đối đầu với xu hướng này. Điều này có nghĩa là, bạn không cần phải thay đổi nhận thức của công chúng rằng sản phẩm của bạn không có hại cho sức khỏe, điều này chỉ gây tác dụng ngược tới nhận thức của họ.
Điều cần làm là hãy thôi nói về câu chuyện sức khoẻ và tập trung vào các chiến dịch định vị/tái định vị dựa trên yếu tố cảm xúc, bên cạnh đó tập trung thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua các chiến dịch để gây thiện cảm với công chúng.
Xem thêm: 8 Lưu ý kinh doanh nhà hàng “online” thời COVID hiệu quả
2.2. Xây dựng chiến lược nội dung trên các kênh mạng xã hội video như TikTok, YouTube
Sự gia tăng đột biến của nhu cầu xem các video về ăn uống hoặc chế biến thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội video là cơ hội lớn cho các thương hiệu F&B. Từ đó, nhà hàng bạn nên gia tăng ngân sách cho các nền tảng này, cụ thể là ngân sách sản xuất video theo những trào lưu trên.

Đối với ngành hàng F&B, hình ảnh và âm thanh chân thực, thu hút và kích thích các giác quan của người xem là một điểm quan trọng trong chiến lược nội dung. Nhãn hàng có sử dụng KOL/Influencer có hình ảnh phù hợp hoặc đại sứ của nhãn hàng trong dạng video này. Mukbang và ASMR cũng là những lựa chọn an toàn cho nhãn hàng trong năm 2021.
2.3. Đề cao sự tiện lợi và đưa ra nhiều ưu đãi
Tính tiện lợi cũng là một chiến lược được phát triển từ tâm lý yêu thích sự tiện lợi của người tiêu dùng sau COVID-19. Tiện lợi ở đây được hiểu là trong quy trình mua hàng, trong việc tìm kiếm, tiếp cận sản phẩm và tiện lợi trong việc thanh toán. Cùng với xu hướng thanh toán không tiền mặt và sự phát triển của các ứng dụng thanh toán, nhãn hàng cần đảm bảo việc thanh toán của khách hàng diễn ra thuận tiện nhất tại nhà hàng bằng việc liên kết với các nền tảng ví điện tử, internet banking,…

Bên cạnh đó cần truyền thông để đảm bảo công chúng mục tiêu không bỏ lỡ những điểm cộng này. Nhãn hàng cần đảm bảo công chúng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng thông qua việc tối ưu hoá các điểm chạm trên digital như: website/app bán hàng, fanpage, quảng cáo banner… Đối với các nhãn hàng F&B có đối tượng mục tiêu trong độ tuổi Gen Z – thế hệ người tiêu dùng luôn tìm kiếm những trải nghiệm tương tác mới và ít sự chung thủy với thương hiệu, tại các điểm chạm trên digital cần tạo ra những tương tác mới mẻ. Một trong các gợi ý là Minigame AR trên nền tảng facebook story
3. Một số xu hướng phát triển ngành F&B mùa COVID
3.1. Dinh dưỡng cá nhân
Với tình trạng biến động trong năm vừa qua, đặc biệt với sự ảnh hưởng to lớn từ dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của con người về dinh dưỡng cá nhân, chúng ta dần nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe và trang bị cho bản thân và người thân một thể trạng tốt. Trong đó việc ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của chúng ta, vì vậy việc lựa chọn và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với cá nhân hóa là vô cùng cần thiết và được đánh giá là một trong những xu hướng cho năm 2021.

Theo một khảo sát cho thấy “64% người tiêu dùng toàn cầu đã tìm ra nhiều phương pháp hơn để điều chỉnh thực đơn theo lối sống, sở thích, niềm tin và nhu cầu cá nhân”. Hiện tại người tiêu dùng sẽ quan tâm đến vấn đề sinh dưỡng trong thức ăn theo từng độ tuổi khác nhau. Những nhóm người tiêu dùng thuộc độ tuổi trẻ sẽ ưu tiên quan tâm đến khẩu vị hơn, họ sẽ thích những món ăn ngon hơn. Còn nhóm người đứng tuổi và người già sẽ ưu tiên về lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Nhóm đối tượng già này sẽ thúc đẩy mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng về sức khỏe phát triển hơn. Và người tiêu dùng sẽ sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để nhận được lời khuyên về việc lựa chọn dinh dưỡng hợp lý cho bản thân.
3.2. Phân phối đa kênh
Trong vài tháng gần đây thì phân phối đa kênh ngày càng trở nên phổ biến và được đánh giá sẽ trở thành xu hướng mạnh mẽ vào năm 2021. Đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu hoàn toàn được diệt sạch tận gốc thì việc người tiêu dùng ưu tiên sự tiện lợi là điều đương nhiên. Phân phối đa kênh sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng được ăn uống ở bất kỳ đâu mà họ thích từ những kênh cơ bản như website nhà hàng, phần mềm đặt món nhà hàng đến các nền tảng hiện đại, phổ biến ngày nay như Baemin, Grab Food, Loship, Now,… Điều này ngày càng thuận tiện hơn trong quá trình tương tác và cho phép trải nghiệm khách hàng phong phú hơn, dễ tiếp cận hơn.

Người tiêu dùng cho rằng sản phẩm nếu mang thương hiệu nhà hàng sẽ giúp họ có trải nghiệm tuyệt vời và được thưởng thức hương vị nhà hàng ngay tại nhà mà không cần phải đến trực tiếp. Ngoài ra dịch vụ giao hàng tại nhà hàng cũng đang phát triển vì người tiêu dùng đã quen thuộc hơn rất nhiều với hình thức giao thức ăn tại nhà.
3.3.Thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
Vào năm 2021 dự đoán xu hướng phát triển của ngành F&B sẽ nghiêng về nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Về vấn đề sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sớm đã được chú ý đến và ngày nay càng phát triển mạnh mẽ hơn, được hưởng ứng và chú trọng hơn xưa vì:
- Việc sử dụng sản phẩm được làm từ thực vật sẽ giúp giảm thịt trong các bữa ăn hàng ngày đi, giúp bạn có một menu ăn uống khoa học và thân thiện hơn cho cơ thể, hạn chế các loại thịt đỏ trong mỗi bữa ăn.
- Thực vật cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, giúp hạn chế tình trạng béo phì, tiểu đường và bệnh về tim mạch… Vậy nên khi tập trung vào các món ăn thực vật sẽ giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn.
- Ngoài việc bảo vệ sức khỏe của con người thì việc sử dụng thực phẩm tự nhiên còn giúp bảo vệ quyền lợi của động vật.

Có một cuộc khảo sát đã đưa ra 4 lý do hàng đầu để xem xét chế độ dinh dưỡng dựa trên thực vật đó là: sức khỏe, đa dạng thực đơn ăn uống, hương vị đem lại và tính bền vững lâu dài. Hiện nay xu hướng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật ngày càng gia tăng mạnh mẽ và điều này càng dễ dàng hơn cho người tiêu dùng khi các công nghệ mới luôn không ngừng cải tiến để tạo ra môi trường thuận lợi cho thực vật phát triển tốt hơn nhiều so với việc nuôi trồng theo phương pháp truyền thống. Điều này hứa hẹn đem đến nguồn thức ăn dồi dào cho tương lai. Trong năm 2020 đã có một số cải tiến đóng góp cho con người: Có một số phát hiện cải tiến mới trong năm 2020 có thể kể đến như protein thực vật, sữa thực vật, thịt thực vật, mật ong thực vật, thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm…
3.4. Công nghệ
Công nghệ hiện nay có nhiều tiện ích vô cùng phổ biến và đặc biệt vô cùng tiện lợi cho người tiêu dùng như ví điện tử, mã QR… Ví điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến giúp người tiêu dùng có thể thanh toán nhanh chóng, an toàn và có nhiều ưu đãi khuyến mãi dành riêng cho khách hàng sử dụng. Dịch vụ này giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian và dễ dàng xem thực đơn, order món, thanh toán, thanh toán trực tuyến. Ngoài ra hiện nay tại nhiều hệ thống lớn bạn đã có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm thông qua mã QR code, mã vạch sản phẩm.

Ngoài những công nghệ ngày thường thì việc hướng đến việc phát triển các nhà máy thông minh rất đáng để nhắc đến. Người tiêu dùng hiện nay cũng nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường, thay đổi lối sống “xanh” để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và có ý thức hơn về thói quen mua sắm không cần thiết.
Trên đây là một số chia sẻ để các chủ nhà hàng, quán ăn tham khảo, từ đó có thể đưa ra định hướng đúng đắn cho cửa hàng mình.. Là một người chủ quán nhanh nhạy, bạn cần có những chiến lược kinh doanh đương đầu với những khó khăn.